Các nghi lễ cúng đầy năm cho trẻ

Cúng đầy năm hay còn gọi là cúng thôi nôi là một dịp quan trọng của trẻ mà ba mẹ cần phải chuẩn bị cho thật chỉn chu. Vào dịp này, trẻ sẽ chính thức được công nhận là thành viên của gia đình và được chính thức ghi tên vào gia phả. Cúng thôi nôi phải trải qua rất nhiều nghi lễ, hãy cùng tìm hiều xem những nghi lễ này bao gồm những gì nhé.
Nghi thức thắp nhang và khấn.
Khi lễ vật đã được sắp chỉn chu và chia làm 2 mâm gọn gàng (mâm trên và mâm dưới cách nhau chưa đến 10 phân) thì một người lớn trong họ sẽ đại diện đứng lên thắp nhang và khấn:
“Hôm nay, ngày/ mùng… tháng… âm lịch, ngày cháu nội/ ngoại tên là … tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên… ) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.
Nghi thức khai hoa cho trẻ.
Để thực hiện nghi lễ này, ba mẹ cần phải đặt bé lên giữa mặt bà, sau đó người lớn trong họ sẽ đại diện thắp nhang xin mở lễ khai hoa với gia tiên, trời phật. Tiếp đó, người chủ lễ sẽ bổn đứa trẻ lên, dùng một cành hoa lia ngang qua lại trên miệng bé rồi cầu chúc những điều tốt đẹp: “Mở miệng ra cho có bông, có hoa/ Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ/ Mở miệng ra cho có bạc, có tiền/ Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”
Nếu như trước đây, sau nghi lễ khai hoa cho trẻ là nghi thức đặt tên thì hiện nay nghi thức này đã được thay vào bằng nghi thức nhận lì xì và cho trẻ bốc quà. Theo đó, các loại vật dụng thường ngày tượng trưng cho nghề nghiệp sẽ được để trong một chiếc nia xoay tròn. Trẻ bốc được món vật nào có nghĩa là nghề nghiệp trong tương lai của trẻ sẽ liên quan đến vật đó.
Sau tất cả các nghi lễ, gia đình có thể tổ chức một buổi tiệc tuỳ theo điều kiện kinh tế để chung vui và mừng tuổi cho bé.
Trả lời