Cúng ông Công, ông Táo và những điều nên biết.

Cúng ông Công, ông Táo là một trong những truyền thống văn hoá tâm linh đẹp đẽ được người Việt gìn giữ và phát huy từ xưa đến nay. Cứ mỗi dịp 23 tháng chạp, nhà nào cũng nô nức chuẩn bị mâm cỗ cho thật tươm tất với mong muốn cho ông Công, ông Táo lên chầu trời thuận lợi, để các ông, các bà bẩm báo lên ngọc hoàng trên thiên đình những điều hay, điều tốt của gia chủ mà quên đi những điều xấu, điều xui rủi trong năm… Từ đó hy vọng năm mới sẽ sung túc, đầy đủ và vui vẻ hạnh phúc.

Cúng ông Công, ông Táo và những điều nên biết.

Tuy nhiên, với cuộc sống hiện nay, nhiều mẹ vì bận rộn với con cái, công việc mà chưa thật sự nắm được ý nghiã cũng như chưa biết cách chuẩn bị, bày biện mâm cúng sao cho đúng, cho đẹp… chính vì vậy mà bài viết này sẽ giúp các mẹ.

Tục cúng ông Công, ông Táo.

Cúng ông Công, ông Táo là một nét đẹp trong văn hoá bao đời của người dân Việt Nam. Theo quan niệm thì ông Công là vị thần cai quản đất đai còn Táo quân gồm 2 ông, 1 bà là vị thần cai quản bếp núc, củi lửa trong gia đình. Và sau một năm thì cứ vào ngày 23 tháng chạp ông Công, ông Táo sẽ cưỡi cá chép về chầu trời, những vị thần này sẽ báo cáo với ngọc Hoàng về chuyện của gia chủ trong suốt 1 năm đã qua.

Nhất thiết phải cúng ông Công, ông Táo vào trưa 23 tháng chạp.

Trên thực tế, nếu công việc, cuộc sống quá bận rộn thì các mẹ, các chị có thể thực hiện cúng ông Công, ông Táo trước đó 1-1 ngày cũng không sao. Hoặc nếu quá bận rộn thì các bạn có thể nhờ đến các dịch vụ làm xôi chè cúng ông Công, ông Táo hay sử dụng những đồ có thể mua sẵn. Tuy nhiên, bạn phải nhớ cúng ông Công ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng chạp để ông Công, ông Táo kịp về trời.

Chuẩn bị đồ cúng gồm những gì?

Thường thì mâm cúng ông Công ông Táo của người Việt ta rất cầu kì. Nhưng nếu thời gian và điều kiện kinh tế không cho phép thì các bạn có thể đơn giản hơn. Trong đó, mâm cúng đúng lễ phải bao gồm 3 chiếc mũ ông công (trong đó 2 mũ đàn ông có cánh chuồn và một mũ đàn bà không có cánh chuồn), một mâm cỗ mặn (gà trống luộc ngậm hoa hồng, xôi gấc đỏ, chả giò, thịt đông, canh mọc…), ba con cá chép sống (cá này sẽ được phóng sinh với ngụ ý “cá chép hoá rồng” sau khi thực hiện xong nghi lễ cúng), mâm trái cây, hoa, trà, bánh kẹo và vàng thuyền, vàng thỏi mỗi vị 99 nén. Trong đó, vàng viên, vàng thỏi sẽ được đốt cùng với áo mũ ông Công, ông Táo sau khi thực hành lễ xong.

Vị trí cúng.

Thông thường sẽ có nhiều luồng ý kiến trái chiều nhau về vị trí đặt mâm cúng ông Công, ông Táo. Nhưng theo bao đời nay vẫn làm thì mâm cúng này được đặt ở bàn thờ táo quân gần bếp, khi này bạn bật bếp ga lên để lửa cháy cho nhà ấm cúng rồi chờ cho nhang cháy hết thì tắt bếp. Hoặc bạn cũng có thể sắp mâm cỗ ở bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ thần linh nếu không có bàn thờ Táo quân riêng vì đây được xem là nơi kết nối giữa hai cõi âm dương.

Bài khấn ông Công ông Táo.

Tuỳ vào từng năm mà sẽ có những bài khấn ông Công, ông Táo riêng và cụ thể. Với vấn đề này, bạn có thể tham khảo trên mạng có rất nhiều. Tuy nhiên, khi khấn bạn nên lưu ý khấn mong các chư vị thần tiên cho gia đình được vui vẻ, hạnh phúc và mong các vị thần tiên bẩm những điều tốt lên thiên đình chứ không nên cầu phú quý, tiền tài.

 

5/5 - (6 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *