Hướng dẫn chuẩn bị cúng thôi nôi cho bé.

Thôi nôi là một trong những dịp quan trọng của con mà bậc cha mẹ nào cũng muốn chuẩn bị cho thật chu đáo, tươm tất. Thôi nôi là dịp để khẳng định vai trò và sự tồn tại của đứa trẻ đối với gia đình và dòng họ, thông thường, lễ thôi nôi cũng chính là thời gian nhập tên vào gia phả của gia đình cho các bé. Chính vì vậy mà nghi lễ thôi nôi cần được quan tâm đúng cách.
Thôi nôi là gì?
Đúng như cách hiểu của nhiều người, thôi nôi có nghĩa là dấu mốc đánh dấu một thay đổi lớn đối với bé. Thời gian thôi nôi là vào khoảng sinh nhật 1 tuổi của bé, cũng tức là khi bé đã vượt qua được 12 tháng đầu đời tính theo lịch âm, khi này bứ đã cứng cáp, khoẻ mạnh hơn và có thể từ bỏ chiếc nôi nhỏ nhắn để tiến đến một chiếc giường lớn, một không gian mới hơn.
Lễ vật cúng thôi nôi.
Theo quan niệm trong văn hoá tâm linh của người Việt thì khi một đứa trẻ ra đời sẽ có 12 bà mụ và 1 bà chúa chăm sóc. Thế nên, khi cúng, bàn cúng phải đầy đủ 12 chén chè nhỏ (thông thường sẽ là chè trôi nước), 12 đĩa xôi gấc nhỏ, 12 chén cháo nhỏ, 12 đôi đũa, 12 cái muỗng tương ứng với 12 bà mụ, cùng với đó là 1 đĩa xôi lớn, 1 tô cháo, 1 chè lớn, muỗng và 1 đôi đũa hoa cho bà chúa. Ngoài ra, để mâm cúng được đầy đủ thì các mẹ có thể chuẩn bị thêm một đĩa trái cây, 1 bình hoa, 1 con gà luộc, 1 con heo quay (nếu có), nhang, đèn, trà, muối, rượu, giấy cúng thôi nôi, trầu têm cánh phượng…. để cúng Đức Ông và 3 Đức Thầy.
Cách bày mâm cúng.
Mâm cúng được sắp xếp theo hướng “Đông bình Tây quả”, có nghĩa là phía đông thì đặt bình hoa, phía tây thì đặt lễ vật. Mâm cúng đầy tháng được chia làm 2 bàn, 1 bàn trên và 1 bàn dưới cách nhau 10 phân.
Nghi thức làm lễ cúng thôi nôi.
Chọn ra một người lớn tuổi và có uy trong gia đình, dòng họ để đứng ra làm lễ. Người này sẽ thắp nhang và khấn cho đứa trẻ. Sau khi khấn xong, những người lớn trong gia đình có thể lì xì và cầu chúc những điều tốt đẹp cho đứa trẻ.
Trả lời