Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng tất niên cho đúng

Vào những ngày Giáp tết là trên tất cả mọi miền đất nước chúng ta cũng thấy những mâm cúng cuối năm với khói hương nghi ngút, cùng những lễ vật ấm cúng để chuẩn bị đón Tết, đón một năm mới đến. Lễ cúng Tất niên là lễ truyền thống, lễ vật không quá cầu kỳ, thể hiện lòng thành của người gia chủ để cảm tạ trời đất, thần linh, tổ tiên đã phù hộ gia đình bình an trong một năm qua.

Mâm cúng tất niên đạm bạc, đơn giản
Ý nghĩa việc cúng Tất niên
Để kết thúc một năm, chuẩn bị đón chào những ngày năm mới thắng lợi, thông thường, đối với các cửa hàng, công ty nhà xưởng lớn nhỏ họ sẽ cúng tất niên từ ngày 23 đến ngày 29 tháng chạp âm lịch để cảm tạ trời đất đã phù hộ công việc làm ăn của họ trong năm qua, và cầu mong những điều thuận lợi, suông sẻ trong công việc năm tới. Còn đối đối các hộ gia đình, họ thường cúng lễ Tất niên vào ngày 30 tháng chạp âm lịch, với người Việt Nam, bữa cơm tất niên Tết là khoảnh khắc thiêng liêng của mọi gia đình. Là bữa cơm đoàn viên, gắn kết mọi thành viên, các thế hệ trong gia đình.
Bên cạnh ý nghĩa gia đình đoàn tụ sum vầy, bữa cơm tất niên còn là nghi thức tiễn biệt năm cũ, sửa soạn đón năm mới, mời Ông Công Ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc. Thông thường, nhiều người sẽ nấu xôi chè cúng ông Táo để mời ông Táo từ chầu trời trở về cai quản việc bếp núc. Sau bữa cơm tất niên còn là lúc mọi người trong gia đình sửa soạn cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón mừng năm mới.
Để ngày cúng Tất niên tươm tất, đầu tiên phải lau chùi, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ tiên với mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ. Sau đó trang hoàng nhà cửa với hoa mai, cành đào, chậu quất … Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng vui vẻ hoàn tất, gia chủ phải chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên.
Mâm cỗ cúng Tất niên
Tùy theo văn hóa từng vùng miền mà chuẩn bị mâm cúng Tất niên khác nhau, hay có thêm những vật cụ khác nhau để tượng trưng cho tấm lòng của gia đình cầu tài, cầu lộc, hay cầu bình an trong gia đạo, sau đó là mâm cỗ.
Trước hết là hương và đèn, hương là tượng trưng cho tinh tú là sự nối kết giữa âm và dương, đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời (do đó luôn phải có 2 cây đèn ở hai bên ban thờ).
Tiếp theo là chuẩn bị mâm ngũ quả: Là mâm quả gồm 5 loại khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi và màu sắc.
Mâm cơm đạm bạc, chỉ cần có đầy đủ các vị, như các món mặn, chay, thể hiện được sự phong phú trong đời sống hàng ngày của cuộc sống. Tuy nhiên, ngoài ra, các gia đình phải nấu xôi chè cúng để cúng ngoài trời, hay cúng ông Táo, cúng trang bà… Việc nấu xôi gấc cúng thể hiện nét văn hóa truyền thống, cảm tạ trời đất, và thường nhiều người nấu chè đậu xanh cùng xôi gấc cúng trong buổi cúng Tất niên, nếu bạn không có thời gian chuẩn bị nấu xôi chè bạn có thể đặt xôi chè để cúng tất niên để mâm cúng của mình trọn vẹn hơn.
Việc chuẩn bị mâm cơm cúng trước là để cúng thần linh, ông bà tổ tiên, sau là cấp cho con cháu trong gia đình cùng hưởng lộc và nói chuyện trò vui vẻ trong một năm đã qua, động viên nhau cố gắng, tạo nên một không khí gia đình đầm ấm trong gia đình.
Mâm cơn cúng trong Tất niên cũng phần nào nói lên nét văn hóa từng vùng miền ở đất nước ta. Hầu như tiệc Tất niên của người miền Bắc đều có gà luộc lá chanh và giò thủ, người miền Trung sẽ có gà luộc và dưa món, người miền Nam thường có tôm khô, củ kiệu, thịt kho nước dừa ăn chung với dưa giá. Và nhiên ở vùng miền nào cũng nấu xôi chè cúng trong ngày lễ Tất niên.
Trả lời