Hướng dẫn nấu xôi chè cho mâm cỗ ngày Tết

Trong những ngày Tết Nguyên Đán, hay tết Đoan Ngọ, trong mỗi mâm cỗ của gia đình không thể nào thiếu xôi chè để bày lên bàn thờ cúng gia tiên. Tuy nhiên, vào những ngày dịp tết vẫn có nhiều người chưa biết cách nấu xôi chè để bày biện trong mâm cỗ tết. Bài viết này chia sẻ cách nấu xôi chè để mâm cổ cúng ông bà tổ tiên ngày tết với hương vị dân dã thơm ngon. 

Hướng dẫn nấu xôi chè cho mâm cỗ ngày Tết

xôi chè món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết

Ý nghĩa việc nấu xôi chè này tết

Xôi chè là món ăn truyền thống của người Việt, sở dĩ trong những dịp tết người ta thường nấu xôi chè để xúng gia tiên bởi mâm xôi chè mang ý nghĩa riêng.

Theo quan điểm của người Việc, mâm xôi chè cúng gia tiên tưởng nhớ về tổ tiên, và cầu mong được may mắn, hạnh phúc, thành công trong cuộc đời.

Ngoài ra, mâm xôi chè cúng giao thừa, cúng trời đất họ cầu cho năm mới được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật… đón những thời khắc đầu tiên của năm mới với hi vọng về sự may mắn và sung túc.

Bên cạnh đó, mâm xôi ngũ sắc cúng giao thừa thể hiện sự sum họp của các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng hướng tới một năm mới với nhiều điều bất ngờ đang đón chờ ngoài cửa. Mâm xôi chè ngày tết tuy dân dã nhưng mang ý nghĩa riêng biệt, sâu sắc mà mỗi người Việt đều thành tâm dâng lên tiên tổ.

Nguyên liệu chuẩn bị nấu xôi chè

– Đậu xanh không vỏ khoảng 400g

– Gạo nếp khoảng: 500g

– Bột sắn khoảng: 200g

– 30ml nước cốt dừa

– 2 lá dứa hoặc lá nếp

– Đường và dầu ăn

Cách nấu xôi chè ngon ngày tết

Phần nấu xôi

– Bước 1: Đem gạo nếp đi vo đãi sạch rồi cho vào thau nước lạnh ngâm với từ 8 đến 10 tiếng cho gạo nở mềm. Sau khi ngâm trong nước thì vo lại gạo một lần nữa, nhặt bỏ sạn rồi để thật ráo nước. Bạn nên nhớ phải để gạo nếp cho ráo nước thật khô, bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng của cách làm xôi chè ngon.

– Bước 2: Với đậu xanh, chúng ta cũng phải ngâm trong nước ấm khoảng 2 đến 3 tiếng trước khi nấu cho mềm rồi đem hấp chín. Nếu bạn nấu chín bằng nồi cơm điện như nấu cơm thì không cần phải ngâm đậu xanh. Sau khi đậu chín thì trút ra để nguội, chia ra một phần lớn và bớt lại một phần nhỏ đậu xanh để rắc vào chè. Nên giả đậu xanh, không nên xay, sau khi giã xong thì dùng ta không nắm đậu thành một nắm tròn.

– Bước 3: Tiếp tục cho gạo nếp đã xóc với một ít muối cho vào nồi hấp đậu lúc nãy hấp chín. Căn khi xôi gần chín thì mở nắp ra thêm vào một ít đường+ dầu ăn và đảo đều rồi đậy nắp lại hấp thêm khoảng 5 phút nữa là được. Khi xôi chín thì cho xôi vào một cái thau lớn, trộn đều xôi với đỗ, vừa trộn vừa bóp cho tơi hạt xôi và bám đều đỗ. Tiếp tục, cho hạt sen vào trộn đều.

Phần nấu chè

Bước 1: Đun sôi một nồi nước, đến khi nước sôi thì cho đường vào dùng đũa khuấy đều cho tan. Khoảng 600ml nước và 250g bột sắn cùng 50g đường hòa tan lại với nhau rồi cho lên bếp đun sôi khoảng 2 phút thì tắt bếp. Sau khi hòa bột sắn thì đổ bát nước bột này vào nồi nước đường khuấy đều cho chín. Với món xôi chè này thì các bạn nên nấu bột sắn loãng một chút.

Bước 2: Nước sôi trở lại thì tắt bếp và múc bột sắn ra từng bát, rắc thêm một ít hạt đỗ xanh còn khi nãy lên trên và ăn kèm với xôi.

Những loại xôi chè thường cúng vào dịp tết

Xôi đỗ xanh

Xôi đỗ xanh vò

Xôi gấc đậu đỏ

Chè đậu xanh

Chè đông sương

Chè hạt sen

Với những ngày cận tết bạn có thể làm món này cho lễ tất niên, cúng giao thừa, cúng đầu năm.Cái độc đáo của món ăn này là để được lâu mà không cần bảo quản cầu kỳ bởi nó sử dụng lượng đường nhiều hơn so với những món ăn ngọt khác.

Ngày Tết, sau khi ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm và chất béo, tráng miệng bằng miếng chè kho sẽ giúp làm giảm đi cái cảm giác no ngấy.

5/5 - (86 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *