Lễ vật cúng tất niên và chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên

Cúng tất niên là một trong những truyền thống văn hoá lâu đời của người Việt. Cúng tất niên thường được thực hiện vào khoảng từ chiều cho đến tối 30 tết. Tuy nhiên, với cuộc sống hiện tại nhiều xô bồ, bon chen và bận rộn với công việc thì nhiều người cũng thường chọn cách làm tất niên sớm để thong thả chuẩn bị tết cũng như có thể đến nhà nhau hoặc đi du lịch trong những dịp như thế này.
Thông thường, mâm cúng tất niên sẽ thường có 2 mâm. Trong đó có một mâm dùng để cúng tất niên tiễn năm cũ và dùng để ăn tối, một mâm khác dùng để cúng giao thừa. Khi mâm cúng được sắp xếp chỉn chu, người lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ đại diện gia đình, dòng họ lên khấn, vái và cầu mong những điều tốt đẹp hơn đến với gia đình mình.
Mâm cúng cho dịp lễ tất niên thường rất đa dạng. Tuỳ vào từng gia đình và từng vùng miền khác nhau mà mâm cúng được chuẩn bị cũng sẽ khác nhau. Ví như ở miền bắc có canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa, giò xào… Miền trung có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua… Thì miền Nam lại thường làm mâm cúng tất niên đơn giản hơn với bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò…
Tuy nhiên, bên cạnh những món ăn đó thì trên mâm cúng không thể thiếu xôi chè. Với mâm cúng tất niên, xôi gấc, chè kho và chè trôi nước là những lễ vật được ưa chuộng hơn cả. Nó xuất hiện với mục đích cầu mong cho năm mới may mắn, gia đình sum họp, đoàn viên, mọi thứ đều tròn đầy. Chính vì thế nên dù cho có bận rộn như thế nào thì các bà, các mẹ cũng vẫn bỏ thời gian để đồ xôi, vo chè… Nhưng hiện nay, để tiết kiệm thời gian, công sức thì nhiều người thường nhờ đến các dịch vụ nấu xôi chè cúng để đặt riêng. Thiết nghĩ đây là phương án tương đối tốt để mâm cúng gia đình được chỉn chu, đẹp mắt và tiết kiệm.
Trả lời