Mâm cúng giao thừa và sự khác nhau giữa 3 miền

Giao thừa là thời gian mỗi năm chỉ có một lần, chính vì vậy mà đây được coi là thời khắc thiêng liêng. Để đón chờ thời khắc này, hầu hết gia đình nào cũng chuẩn bị riêng một mâm cúng giao thừa chỉn chu với mong muốn đón những điều may mắn, hạnh phúc và sum vầy trong năm mới, đồng thời xua tan đi những khó khăn, mệt nhọc, buồn phiền và những điều không tốt ở năm cũ. 

Mâm cúng giao thừa và sự khác nhau giữa 3 miền

Thông thường cách chuẩn bị mâm cúng giao thừa rất đơn giản với xôi, chè, gà luộc, nhang đèn và hoa quả. Tuy nhiên, tuỳ vào từng vùng miền và điều kiện kinh tế của từng vùng miền, từng gia đình mà mâm cúng cũng sẽ ít nhiều có sự khác nhau.  Ví như ở miền bắc, ngoài những món ăn, lễ vật quen thuộc thì người miền bắc còn chuẩn bị một quả trứng luộc để chung với một chút gạo, một chút muối và một chén cháo trắng. Ngoài ra, người miền bắc cũng thường hay chưng bánh chưng trên mâm cúng, đặc biệt chuối là một trong những loại quả không thể thiếu trên mâm ngũ quả cúng giao thừa.

Trong khi miền bắc có khá nhiều sự kiêng kị trong việc chuẩn bị mâm cúng giao thừa và mâm cúng giao thừa đúng chuẩn cầu kì với bắp thảo, thủ lợn… thì miền nam lại đơn giản và ít điều kiêng kị hơn. Người miền nam thường chuẩn bị mâm ngũ quả với những loại quả mang ý nghĩa như “cầu sung dừa đủ xoài”, và đặc biệt người miền nam kiêng không chưngchuối (vì âm chuối đọc như “chui nhủi”, ngụ ý thất bại), cam (“quýt làm cam chịu”), lê (“lê lết”), táo (người Nam gọi là “bom”), lựu (“lựu đạn”) và sầu riêng. Ngoài ra, người miền nam cũng không chọn những loại quả có vị đắng.

Riêng người miền Trung, mâm cúng giao thừa thường được chuẩn bị cẩn trọng với khói hương nghi ngút và được thực hiện trong không gian thờ phụng nhất định. Từng người sẽ xếp hàng và lần lượt dâng hương để thể hiện lòng thành kính.

5/5 - (99 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *