Quy tắc cúng lễ nhập trạch về nhà mới

Lễ nhập trạch được hiểu là lễ dọn vào nhà mới, thường áp dụng cả nhà mới xây, mới mua. Cúng nhập trạch về nhà mới là một nghi lễ quan trọng, ảnh hưởng tới cuộc sống về sau của mọi người trong gia đình. Theo quan niệm dân gian, làm lễ nhập trạch tức là đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa nơi ngôi nhà đang sống.
Cũng quan trọng giống như lễ động thổ, cất nóc thì lễ nhập trạch là phần nghi thức cuối cùng trước khi chính thức dọn vào nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nắm rõ được những quy tắc cho lễ nhập trạch hoàn hảo. Hiện nay rất nhiều người quan tâm cúng nhập trạch về nhà mới, cúng chung cư, căn hộ mới như thế nào cho đúng. Bài viết này chia sẻ một số thông tin cúng nhập trạch để lễ cúng về nhà mới hoàn hảo, cuộc sống về sau yên bình.

Cúng nhập trạch về nhà mới luôn có xôi chè để khấn xin công thần thổ địa
Điều kiện để dọn về nhà mới
Không phải lúc nào bạn muốn chuyển về nhà mới thì chuyển nhé. Muốn chuyển về nhà mới bạn phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Xem và chọn ngày giờ tốt để về nhà mới. Điều này tránh ngày giờ sát chủ, tránh hiểm họa về sau.
– Phải đích thân chủ nhân mới của ngôi nhà chuyển đồ đạc sang nhà mới. Và chủ nhân ngôi nhà mới, căn hộ mới phải cầm bài vị cúng gia thần, tổ tiên và các thành viên khác trong nhà theo sau, đồng thời cầm theo tiền của.
– Chuyển nhà vào buổi sáng là tốt nhất. Tuyệt đối tránh chuyển nhà về nhà khi trời đã chuyển tối vì điều này không tốt cho gia chủ.
– Khi vào nhà mới, mọi người ai cũng nên mang theo một món đồ nào đó theo, không nên đi tay không vào.
Sắm lễ cúng nhập trạch
Theo quan niệm dân gian, mâm cúng lễ nhập trạch bao gồm 3 phần chính là ngũ quả, hương hoa xôi chè và rượu thịt.
– Đới với phần ngũ quả, người ta thường cúng mâm ngủ quả 5 quả trên đĩa ( mãng cầu, dưa hấu, đu đủ , xoài, và quả sung.
– Mâm hương hoa bao gồm: hoa tươi, nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 3 miếng trầu cau đã têm, giấy vàng bạc, 1 đĩa muối gạo và 3 hũ đừng muối, gạo, nước trộn lẫn. Hoa tươi có thể linh hoạt chọn loại theo mùa, ví dụ: hoa hồng, hoa ly, hoa cúc… đều được chấp nhận.
– Mâm xôi chè, có thể chè đậu xanh, Xôi gấc, chè xôi nếp, các bạn có thể tham khảo cách nấu chè xôi nếp để mâm cúng nhập trạch đúng với văn hóa phong tục.
– Mâm rượt thịt bao gồm: 1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), gà luộc nguyên con, heo quay, 3 chung trà, 3 chung rượu và 3 điếu thuốc.
Chính vì mâm cúng lễ nhập trạch trước kia quá cầu kì và tốn kém cả về thời gian và tiền bạc nên hiện nay, nhiều gia chủ chỉ làm mâm cúng lễ nhập trạch gồm xôi chè và thịt luộc. Nhiều gia chủ thường đặt xôi chè bùi thị xuân giao hàng tận nơi đến cúng nhập trạch, tránh mất thời gian nấu.
Nghi lễ cúng nhập trạch
Những nghi thức mà khi dọn về nhà mới gia chủ cần tuân thủ như sau:
– Đốt nến: Đầu tiên bạn cần đốt một cây nến và đặt ở góc nhà hướng Đông Nam và theo dõi ánh lửa. Cần tránh gió lùa ảnh hưởng tới hướng nến. Theo quan niệm, việc đốt nến sẽ cho ta những xác định về ngôi nhà có độ ẩm thế nào, có khí xấu không và giúp đuổi những khí xấu trong nhà.
– Sau đó, sắp lễ vật lên mâm theo hướng hợp với gia chủ. Đích thân gia chủ thắp tạm nén nhang, cắm vào lư để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng. Khấn đúng bài văn khấn nhập trạch và cúng những lễ vật nhập trạch nhà mới.
– Kế đến, gia chủ sẽ châm bếp và đun nước với mục đích khai bếp và pha trà dâng thần linh, gia tiên. Sau khi khấn thần linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết Gga tiên trước rồi mới được phép sắp xếp đồ đạc trong nhà.
Khi đã dọn xong đồ đạc, để gia trang được bình an, cả nhà phải tổ chức lễ bái tạ thần Phật, các vị thánh thần và tổ tiên…
Trả lời